Để lựa chọn bộ lưu điện UPS phù hợp cho tủ Rack của mình, ta cần phải biết được công suất của UPS là bao nhiêu để phù hợp? Và có khả năng cấp nguồn điện cho tất cả các thiết bị bên trong tủ Rack.
Công suất của UPS được đo bằng Watt. Bài hướng dẫn này, MAXTEL sẽ chỉ bạn cách để xác định công suất UPS chính xác!
Công suất UPS được đo bằng 2 đơn vị chính gồm: kilowatt (kW) và kilo-volt-ampe (kVA).
Trong mạch điện 1 chiều (DC), kW và kVA bằng nhau. Tức là 1 kW= 1kVA với watt (W) = volt (V) x ampe (A).
Tuy nhiên, trong mạch điện xoay chiều kW và kVA không bằng nhau. Các thiết bị mạng đều sử dụng dòng điện xoay chiều AC. Do đó, trong tủ Rack ta sẽ dùng UPS AC. Tuy nhiên vì UPS phải chuyển đổi dòng điện DC thành AC nên máy biến áp sẽ làm giảm công suất khả dụng (watt) ở công thức ban đầu.
Trong mạch điện xoay chiều: watt (W) = volt (V) x ampe (A) x hệ số công suất.
Các hệ số công suất khác nhau nhưng hầu như đều sử dụng mức 0.8. Nghĩa là UPS 100 kVA có công suất thực là 80 kW.
Để chọn UPS phù hợp ta sẽ cần phải biết được tổng tải cần thiết của UPS. Tức là tính toán tổng lượng điện năng cần có của UPS để cung cấp cho các thiết bị hoạt động.
Để tính tổng tải ta cần biết có tất cả bao nhiêu thiết bị và công suất để chạy ổn định của chúng là bao nhiêu. Sau đó cộng tổng lại để ra tính toán tải của UPS.
Ví dụ như hình ảnh dưới đây:
Ta có thể thấy rằng, tổng tải của tất cả các thiết bị 3800W = 3.8 kW
Lưu ý: nếu thiết bị có nguồn điện dữ phòng thì chỉ tiết công suất của 1 nguồn điện.
Như ta đã nói ở trên, các loại UPS AC bị ảnh hưởng bởi hệ số công suất. Do đó, UPS chỉ hoạt động ở mức 80% công suất định mức. Nghĩa là ta chỉ chạy UPS ở mức 80% công suất để hỗ trợ tổng tải.
Do vậy, nếu tổng tải là 3800W thì ta sẽ cần chọn UPS có công suất thấp nhất là 3800W x 1.2 = 4560 W.
Nhiều người khi đọc đến đoạn trên và đã biết cách xác định công suất UPS thì bắt tay vào việc chọn UPS luôn. Tuy nhiên, ngoài công suất ra thì khi chọn UPS ta còn phải quan tâm đến 2 yếu tố khác là: độ chênh lệch và thời gian chạy của UPS.
Nếu ta mua UPS 1kVA với công suất UPS 900W (hệ số công suất là 0.9) để hỗ trợ tổng tải của các thiết bị là 900W. Vậy tức là UPS phải luôn hoạt động ở công suất 100%.
Trên thực tế, bất kể hệ số công suất như nào thì một UPS 1kVA sẽ không thể tải được 100kW. UPS sẽ không chạy ở mức 100%.
Các hệ thống UPS sử dụng loại 3 pha. Nên giờ ta sẽ lấy ví dụ UPS 100kVA ba pha và có hệ số công suất 0.9. Bây giờ hãy quan sát hình ảnh dưới đây:
Ta thấy rằng, nếu giai đoạn A mức tải ở mức 95%, giải đoạn B ở mức 60% và giai đoạn C ở mức 25% thì UPS vẫn sẽ không sử dụng 40kVA hoặc 36 kW.
Do đó, nếu tải thực tế yêu cầu là 90 kW (100 kVA) thì ta không nên sử dụng UPS 90kW vì chúng chỉ cung cấp công suất 54kW (60 kVA). Nếu cần tảu đầy đỷ 900W ta nên chọn UPS 2kVA để chạy ở công suất tải 50%.
Công suất UPS cũng ảnh hưởng đến thời gian chạy của UPS. Thường UPS chỉ chạy được trong thời gian ngắn. Để tăng thời gian chạy của UPS, ta có thể sử dụng cách đấu thêm ắc quy mở rộng.
Hoặc đơn giản nhất là bạn chọn UPS có công suất lớn hơn. Ví dụ nếu UPS 1kVA/900W cung cấp 11 phút thời gian chạy ở mức tải 100% (900 W), ta có thể sử dụng một UPS 2kVA/1800W từ cùng một nhà sản xuất chạy ở mức tải 50% (900 W) để có được 24 phút thời gian chạy.
Mong rằng bài viết này bạn đã biết cách để lựa chọn UPS với công suất hợp lý cho tủ Rack của mình!