Thanh nguồn PDU: Hướng dẫn chi tiết

Thanh nguồn, hay còn gọi là PDU (Power Distribution Unit), là thiết bị gồm nhiều ổ cắm điện được sử dụng trong các tủ Rack để cấp điện cho các thiết bị trong tủ hoạt động. Trong bài hướng dẫn này, ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về loại PDU được lắp vào trong tủ Rack để cấp điện cho máy chủ và switch.

hình ảnh thanh nguồn PDU

PDU thực hiện chức năng tương tự như một ổ cắm điện, cung cấp cho nhiều thiết bị từ một nguồn vào duy nhất. Thông thường PDU lắp rack sẽ có chiều rộng chuẩn 19 Inch hoặc 23 Inch. Loại PDU này khác với các loại PDU gắn lên tường hoặc gắn bên cạnh giá đỡ thiết bị.

Các PDU lắp Rack giúp giảm khoảng cách từ ổ cắm điện đến đầu vào của các thiết bị. Hiện nay có nhiều loại PDU khác nhau gồm: PDU thông minh và không thông minh, PDU một pha và ba pha, PDU lắp ngang và lắp dọc.

Lợi ích khi dùng PDU cho tủ Rack

Không gian bên trong tủ Rack gồm rất nhiều thiết bị, thiết bị nào cũng cần cấp nguồn điện để sử dụng. Do đó, ta cần phải có một thiết bị để cấp nguồn và quản lý tập trung nguồn điện.

Việc sử dụng thanh nguồn điện PDU giúp:

1. Cấp nguồn điện tời thiết bị mạng một cách gọn gàng, hiệu quả.

2. Dễ dàng quản lý, điều khiển và theo dõi nguồn điện từ xa.

3. Giảm sự cố về điện trong tủ Rack.

Các loại ổ cắm trên PDU

các loại ổ cắm trên PDU

Các ổ cắm PDU thường tuân theo tiêu chuẩn NEMA với các quốc gia Bắc Mỹ và các quốc gia khác sử dụng tiêu chuẩn này. Ổ cắm theo chuẩn NEMA được sử dụng cho nguồn điện xoay chiều.

Các thiết bị nối dây NEMA chế tạo dòng điện từ 15 đến 60 Ampe với các định mức điện áp từ 125 đến 600 V.

IEC đặt ra tiêu chuẩn IEC 60320 quy định các đầu nối để kết nối dây nguồn và thiết bị điện. Theo đó, điện áp không được vượt quá 250 V (ac) và dòng điện định mức không vượt quá 16 A.

Các ổ cắm tiêu chuẩn C13 và C19 được trang bị khóa dây để tránh tình trạng ngắn kết nối trên máy chủ, Router và Switch.

Phích cắm C14 cho phích cắm C13 và C20 cho phích cắm C19 là phổ biến nhất.

Các cấu hình thanh nguồn PDU phổ biến

1. Cấu hình nguồn PDU truyền thống

cấu hình PDU truyền thống

Thiết kế PDU truyền thống đơn giản nhất gồm UPS và PDU dùng để cấp nguồn điện và dự phòng cho máy chủ, Switch và NAS. Khi mất điện, bảo trì UPS, thiết bị vẫn sẽ cần tắt.

Cấu hình nguồn PDU kiểu này rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm của thiết kế kiểu này thường: tốn không gian sàn, ngăn cản luồng không khí làm mát và dễ gây ra lỗi trong quá trình hoạt động.

2. Cấu hình nguồn PDU MBP

cấu hình PDU BPM

Bypass PDU (MBP) cho phép truyền tải điện liên tục từ nguồn UPS sang nguồn điện để thiết bị hoạt động không bị gián đoạn. Không cần tắt thiết bị, ta vẫn có chuyển nguồn điện ra khỏi UPS khi cần thay thế. UPS lấy nguồn điện đầu vào từ MPP qua ổ cắm chuyên dụng, tách biệt với các ổ cắm cho thiết bị.

3. Cấu hình nguồn ATS PDU

cấu hình PDU ATS

ATS là công tắc chuyển nguồn giúp PDU tự động chuyển đổi từ dòng điện chính sang nguồn điện dự phòng. Khi nguồn điện chính vượt quá ngưỡng hoặc dưỡi ngưỡng, hay mất điện PDU sẽ chuyển sang nguồn điện dự phòng để đảm bảo hoạt động.

Khi nguồn điện đầu vào ổn định, PDU sẽ chuyển lại nguồn điện chính.

Lắp PDU vào tủ Rack ở vị trí nào?

Tùy theo vào loại PDU mà bạn lựa chọn là lắp ngang hay lắp dọc để ta quyết định vị trí của PDU.

Các thanh nguồn PDU tiêu chuẩn thường là loại lắp ngang với kích thước chiều rộng 19 Inch, chiều cao từ 1U đến 2U với số lượng cổng cung cấp được từ 12 đến 24 cổng.

lắp thanh nguồn PDU ở đâu

Ta sẽ tiến hành lắp ngang giữa 2 thanh trụ của tủ Rack và thường sẽ lắp ở mặt trước của tủ Rack.

Với loại PDU lắp dọc, nó thường dài hơn và cung cấp số cổng cắm lên tới 40 cổng. Với các thanh PDU lắp dọc ta thường sẽ lắp ở mặt sau của tủ Rack để tránh chiếm chỗ để lắp các thiết bị khác ở phía trước như các thanh quản lý cáp.

Tổng Kết

Như vậy, thanh nguồn PDU có thể được lắp đặt vào trong tủ rack cả lắp ngang, lắp dọc. Lưu ý rằng ta cần phải chọn thanh nguồn PDU với các loại ổ cắm và dây nguồn tương ứng với công suất của UPS.

Hãy xem bài viết: cách cấp nguồn cho PDU từ UPS để biết thêm thông tin chi tiết hơn!