Khi khách hàng của MAXTEL tìm hiểu về dây nhảy quang (Fiber Patch Cords), hầu hết mọi người đều đau đầu vì không biết nên chọn loại nào? Bởi vì có quá nhiều loại dây nhảy quang mà họ không biết tại sao chúng lại có tên như vậy? Sự khác nhau của chúng là gì?
Bài viết này, MAXTEL sẽ hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất một cẩm nang từ A đến Z giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về các loại dây nhảy quang!
Trước khi bắt đầu vào nội dụng bài này, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu về khái niệm dây nhảy quang là gì?
Dựa vào các đặc điểm khác nhau về thông số kỹ thuật, dây nhảy quang có thể được chia thành các loại dựa trên tiêu chí về loại sợi quang, chế độ truyền dẫn, chất liệu vỏ, đầu nối và loại đánh bóng đầu nối.
Sợi quang có hai chế độ truyền dẫn gồm: Singlemode (đơn chế độ) hoặc Multimode (đa chế độ).
Sợi quang loại singlemode có đường kính sợi quang rất nhỏ từ 8 – 10 Micron. Nó chỉ cho 1 tín hiệu ánh sáng đi qua sợi quang. Ưu điểm của loại chế độ này là khả năng truyền dẫn tốc độ cao và khoảng cách xa. Sợi quang Singlemode có 2 loại OS1 và OS2. Do đó, dây nhảy quang loại singlemode cũng có 2 loại OS1 và OS2. Thông thường, cả OS1 và OS2 đều có thể sử dụng cho đường truyền dài nhưng OS2 sẽ phù hợp hơn vì nó ít suy hao hơn.
Sợi quang Multimode có đường kính lớn 50 hoặc 62.5 Micron. Nó cho phép nhiều tín hiệu ánh sáng cùng lúc đi qua sợi quang. Sợi quang Multimode có 4 loại hỗ trợ tốc độ và khoảng cách truyền khác nhau: OM1 62,5 micron, OM2 50 micron, OM3 50 micron, OM4 50 micron và OM5 50 micron. Dây nhảy quang loại Multimode được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là OM3 và OM4. Dây nhảy quang Multimode phù hợp với việc truyền dẫn tốc độ cao, băng thông rộng trong khoảng cách ngắn.
Theo số lượng sợi quang, dây nối quang được chia thành dây nối quang đơn (simplex), dây nối quang đôi (duplex) và dây nối quang nhiều sợi (multicore).
Dây nhảy quang simplex chứa một sợi quang duy nhất, mỗi đầu có 1 đầu nối đơn và dùng để kết nối các Module thu phát BiDi với một cổng.
Dây nhảy quang Duplex chứa 2 sợi quang, Một đầu nối đôi (hoặc hai đầu nối đơn gắn kết) ở mỗi đầu. Nó kết nối với các module thu phát thông thường hoặc BiDi hai cổng.
Dây nhảy quang Multicore là loại chứa nhiều sợi quang hơn 2 sợi và thường dùng để nối các phiến Adapter.
Dây nhảy quang chủ yếu được sử dụng trong nhà và được dùng loại vỏ PVC là chính. Các loại dây nhảy quang yêu cầu khả năng chậm cháy hoặc chống cháy thì sử dụng loại vỏ bằng LSZH. Đối với các loại dây nhảy quang phải đi ngoài trời thì sử dụng loại vỏ PE.
Phổ biến nhất hiện nay là các loại đầu nối SC, LC và ST. Ngoài ra còn rất nhiều loại đầu nối dây nhảy quang khác như FC. MTRJ, E2000, MTP/MPO,… Các loại đầu nối khác nhau yêu cầu đầu cắm khác nhau.
Mình có viết một bài viết chi tiết hướng dẫn về các loại đầu nối dây nhảy quang. Hãy đọc để biết thêm chi tiết nhé!
Có 3 loại chuẩn đánh bóng sợi quang là PC, APC và UPC. Tuy nhiên, hiện nay chuẩn PC đã được thay thế bằng chuẩn UPC nên ta chỉ cần quan đến 2 loại APC hoặc UPC. Chuẩn đánh bóng tức là việc bề mặt sợi quang được đánh theo hình dạng nào. Việc này giảm sự phản xạ tín hiệu ánh sáng tại điểm giao tiếp giữa các sợi quang nhằm giảm suy hao.
Dây nhảy quang sợi bọc thép có tính năng tương tự như dây nhảy quang bình thường. Tuy nhiên, cấu trúc của dây nhảy quang bọc thép có thêm một lớp xoắn bọc thép bên ngoài sợi quang và bên trong lớp vỏ bọc bên ngoài.
Cấu trúc này giúp cho dây nhảy quang có khả năng chống lại sự tấn công của chuột và tác động lực như người lớn bước lên. Nhưng vẫn giữ tính linh hoạt cho dây nhảy quang.
Bởi vì lõi dây nhảy quang là sợi quang (được làm bằng thủy tinh). Do đó, dây nhảy quang thường có bán kính uốn cong tối đa. Nếu dây nhảy quang bị uốn cong quá mức thì có thể sẽ gây ra tình trạng đứt sợi quang bên trong hoặc tăng suy hao.
Dây nhảy quang không sợ uốn cong được thiết kế để có bán kính uốn cong nhỏ nhất. Thường được sử dụng trong tủ Rack của trung tâm dữ liệu hoặc trạm FTTH.
Dây nối quang đặc biệt này là dây nối quang đôi multimode có một đoạn ngắn sợi quang single mode ở phần đầu của chiều dài truyền dẫn. Dây nối quang này giúp giải quyết vấn đề khi sử dụng thiết bị quang singlemode trên hệ thống cáp quang multimode hiện có. Nó giúp mở rộng khoảng cách truyền dẫn của hệ thống cáp quang đã được lắp đặt vượt qua các ứng dụng ban đầu.
Dây nối quang với công nghệ LL (Low Loss) có độ suy hao chèn thấp hơn so với dây nối quang thông thường, mặc dù vẻ ngoài của chúng rất giống nhau.
Độ suy hao chèn của đầu nối quang thông thường là 0.75dB. Độ suy hao chèn của dây nhảy qaung LL có thể là 0.2dB hoặc thấp hơn.
Dây nhảy quang Uniboot tích hợp 2 sợi quang trong 1 cáp duy nhất thay vì 1 sợi quang trong một dây cáp như dây nhảy quang bình thường. Ưu điểm loại dây nhảy quang này là cắt giảm đến 50% số lượng sợi cáp. Giúp mọi thứ trông gọn gàng và thoáng đãng hơn.
Trên đây là các loại dây nhảy quang. Nghĩ thì cũng nhiều nhưng mà không nghĩ kể ra nhiều đến như vậy! Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dây nhảy quang và biết cách lựa chọn!
MAXTEL chúng tôi sản xuất các loại dây nhảy quang chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các dự án từ cơ bản đến yêu cầu khó tính nhất. Dây nhảy quang MAXTEL sử dụng sợi quang bằng thủy tinh 100%, đường kính sợi 3.0mm với lớp vỏ ngoài PVC cao cấp.
Nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn lựa chọn loại dây nhảy quang phù hợp cho dự án, hạ tầng mạng của mình. Hãy liên hệ ngay với MAXTEL để được tư vấn, giải đáp và báo giá sản phẩm nhanh chóng nhất!