Đầu nối quang LC là loại đầu nối được sử dụng nhiều và phổ biến trong các hệ thống mạng LAN – và trung tâm dữ liệu. Ta có thể thấy cáp quang LC, dây nhảy quang LC, Adapter LC,… được sử dụng liên tục. Bài viết này, MAXTEL sẽ hướng dẫn chi tiết và đầy đủ hơn về đầu nối quang LC để quý khách hàng và bạn đọc có thể hiểu rõ hơn và sâu hơn!
Đầu nối quang LC là loại đầu nối dạng cắm, rút với kích thước nhỏ. Sở dĩ được gọi là LC bởi vì nó được phát triển bởi Lucent Technologies nay là (Alcatel-Lucent). Đầu nối LC được thiết kế để cung cấp kết nối mật độ cao trong các hệ thống mạng quang.
Đầu nối LC có kích thước nhỏ, chỉ bằng một nửa so với đầu nối SC. Điều này cho phép tăng mật độ cổng kết nối trên patch panel và thiết bị mạng.
Vì được thiết dạng Push – Pull, giúp dễ dàng kết nối và ngắt kết nối mà không cần công cụ đặc biệt.
LC Connector sử dụng ferrule có đường kính 1.25 mm, nhỏ hơn so với ferrule 2.5 mm của SC Connector. Ferrule là phần quan trọng nhất của đầu nối, giữ chặt sợi quang và đảm bảo sự liên kết chính xác giữa các sợi quang.
Đầu nối LC được sử dụng rộng rãi trong các mạng LAN và SAN nhờ vào khả năng cung cấp kết nối mật độ cao và đáng tin cậy.
LC Connector là lựa chọn phổ biến trong các ứng dụng truyền thông dữ liệu tốc độ cao, bao gồm 10GbE, 40GbE, và 100GbE, do khả năng giảm thiểu suy hao và nhiễu.
LC Connector cũng được sử dụng trong các hệ thống viễn thông và truyền dẫn quang, nơi yêu cầu các kết nối ổn định và hiệu suất cao.
Có hai loại đầu nối LC bạn cần biết gồm: đầu nối sợi quang LC và đầu nối LC BTW.
Đầu nối LC cho dây nhảy quang:
Có 2 loại đầu nối LC dành cho dây nhảy quang. Đầu nối LC loại 1.5 đến 2.0mm để gắn vào dây cáp quang 1.5 đến 2.0mm. Một loại nữa là đầu nối LC 3.0 mm gắn trên dây cáp quang 3.0mm.
Đầu nối LC BTW:
Đầu nối BTW ngắn hơn của LC được dùng cho sợi đệm 0.9mm. Nó thường được sử dụng để lắp ở mặt sau của thiết bị.
a) Dây nhảy quang LC-LC tiêu chuẩn:
Dây nhảy quang LC-LC có 2 đầu cáp quang điều đều là LC là loại được sử dụng phổ biến nhất trong ngành. So với các đầu nối thông thường khác như SC, rõ ràng là đầu nối LC có thiết kế nhỏ gọn và hiệu suất ổn định. Do đó, đầu nối LC vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất.
Dây nhảy quang LC-LC có đầy đủ các loại từ OS1/OS2 đến các loại OM1/OM2/OM3/OM4/OM5, từ Simplex và Duplex.
b) Dây nhảy quang LC Uniboot:
Dây nhảy Uniboot gộp 2 sợi quang trong cùng 1 vỏ bọc. Dây nhảy quang LC Uniboot giúp tiết kiệm 50% số lượng sợi dẫn nên rất thích hợp trong tủ Rack, tủ mạng của trung tâm dữ liệu.
Dây nhảy LC-LC Uniboot có nhiều phiên bản khác nhau. Do đó, sự đảo cực của chúng có khác nhau. Dưới đây là 2 kiểu đổi cực phổ biến nhất:
c) Dây nhảy quang LC suy hao thấp:
Đây là loại dây nhảy quang đặc biệt được thiết kế để giảm tối đa suy hao. Các dây nhảy quang LC tiêu chuẩn thường có mức chèn suy hao là 0.3 dB. Tuy nhiên dây nhảy quang LC chỉ có mức chèn suy hao 0.12 dB, giúp cải thiện hiệu suất và giảm tiêu thụ năng lượng.
Cáp quang này thường sử dụng connector loại B, đảm bảo mức chèn suy hao (IL) và suy hao phản xạ (RL) cực thấp. Điều này giúp tránh được việc tạo ra các mã lỗi và giảm thiểu tín hiệu kém chất lượng.
d) Dây nhảy quang LC bọc thép:
Dây nhảy quang LC bọc thép có cấu trúc thêm một lớp bọc thép bảo vệ bên ngoài sợi quang và bên trong vỏ bọc. Cấu trúc này giúp bảo vệ sợi quang khỏi các loại gặm nhấm như chuột hoặc tác động lực lên cáp.
e) Dây nhảy quang LC 2 chế độ:
Đây là loại dây nhảy quang LC loại Multimode nhưng có thểm 1 đậu đầu dây bằng singlemode. Loại dây nhảy quang LC đặc biệt này được dùng để nối các thiết bị Multimode với Singlemode.
f) Dây nhảy quang LC MTP/MPO:
Đây là loại dây nhảy quang đặc biệt gồm 1 đầu MTP hoặc MPO và đầu còn lại gồm nhiều đầu LC. Tạo thành kết nối gọn gàng. Dây nhảy quang LC MTP/MPO có số lượng sợi quang từ 2 đến 24 sợi.
Adapter cho phép kết nối hai dây cáp quang, đảm bảo tín hiệu quang học được truyền dẫn liên tục và ổn định. LC Adapter có cơ chế tự điều chỉnh, phù hợp với các patch panels có độ dày từ 1.55 mm đến 1.75 mm.
Adapter LC có sẵn cho cả single mode và multimode, cũng như loại simplex và Duplex.
Các phiến Adapter gồm nhiều Adapter lắp sẵn để trên các tủ Rack để quản lý dây nhảy quang. Số lượng cổng trên một phiến Adapter không cố định, có thể thay đổi từ 12, 24, 48, 64, 72 hoặc thậm chí nhiều hơn, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Kích thước rack có thể là 1U, 2U, và các kích thước khác, trong đó 1U là kích thước phổ biến nhất trong các trung tâm dữ liệu.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về đầu nối quang LC và lựa chọn được dây nhảy quang!